Ngày đưa trang này lên web: 25-01 HB8 & 6 : 00 & 14 : 25, 26-01 HB8 (2008)
31-01 HB8: Đính chính: Dòng thông tin xuất xứ và link chính xác là:
Trần Xuân An, "Mùa hè bên sông" (Nỗi đau hậu chiến), tiểu thuyết, chương 11:
http://tranxuanan.writer.googlepages.com/mua_hbsong_11.htm
Thông tin phản hồi (31-01 HB8):
Tác giả Trần Xuân An đã nhận được thông tin phản hồi: Yêu cầu giải mật, vì vụ việc xảy ra tại Trường PTTH Đức Trọng, Lâm Đồng (1982-1983) cách đây đã 25, 26 năm (2008). Những cơ quan (Bộ Công an, tức Bộ Nội vụ cũ...), những tổ chức, những ai (nhân vật “cô Thơm”...) có liên quan có bổn phận và trách nhiệm làm rõ. Tôi nhận thấy yêu cầu trên hoàn toàn chính đáng và cần thiết.
Về vụ việc, tôi tạm đưa ra 2 giả thiết như sau:
1. Vụ việc này chỉ là một vụ đạo diễn thực sự (do cơ quan, tổ chức nào đó chủ mưu và thực hiện, trong thời điểm 1982-1983) bằng hoá chất gây các triệu chứng tâm thần và thủ đoạn chọc điên. Tôi không chịu trách nhiệm nếu vụ việc còn bị ém nhẹm. Tôi cũng không chấp nhận và không chịu trách nhiệm về mọi thông tin xuyên tạc về sau. Mọi thông tin xuyên tạc về sau đều không có giá trị, đặc biệt là hoàn toàn không có giá trị về mặt ghi chép, phản ánh sự thật vụ việc.
2. Vụ việc này chỉ là có nguyên nhân là do bệnh hoang tưởng bị bức hại (bức hại cuồng) của tôi, một loại bệnh mang tính chất thời cuộc. Thời cuộc cũng là một nguyên nhân chủ yếu.
Các lưu ý quan trọng:
-- Về tính chủ động của người trong cuộc: Vụ việc này có các nguyên nhân ở giả thiết 1 hoặc ở giả thiết 2, nhưng chính bản thân tôi đã hoàn toàn tự mình chủ động phản ứng lại trong tình huống bị động.
-- Về mức độ “đạo diễn”. Cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào có thể đạo diễn vụ việc? Tác động, “điều khiển” (chi phối) được nạn nhân đến mức độ nào? Nhân chứng? Vật chứng? Hồ sơ?
-- Về thể loại phản ảnh vụ việc tôi đã sử dụng: Thơ và tiểu thuyết. Bản thân 2 thể loại này đều thuộc lĩnh vực hư cấu. Ngay cả chi tiết kí kịch (kịch phản ánh chính xác sự thật trong hiện thực như tản văn kí sự) cũng là hư cấu. Tuy nhiên, mặc dù hư cấu nhưng vẫn có cái lõi là sự thật vụ việc (vụ việc xảy ra từ Trường PTTH. Đức Trọng, Lâm Đồng).
Tôi trông chờ những thông tin phản hồi khác từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Mọi thông tin phản hồi về vụ việc, bằng thư, bằng web, sách báo in giấy, xin gửi trực tiếp đến tôi (Trần Xuân An, các địa chỉ đã công bố từ lâu trên WebTgTXA.).
------ Nội dung thông tin và địa chỉ các tệp tin liên quan đến vụ việc trong tiểu mục này, bước đầu đã được gửi đến những cơ quan, cá nhân tôi được biết địa chỉ điện thư: Báo Công an TPHCM. và nhà báo Lại Văn Long (tác giả truyện ngắn "Kẻ sát nhân lương thiện", đạt giải nhất tuần báo Văn Nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, 1991; nguyên là học sinh của Trường PTTH. Đức Trọng, Lâm Đồng, giữa và cuối những năm 80/XX), cô Dung Thị Vân (đại diện Ban Liên lac Hội Cựu giáo viên, học sinh Đức Trọng, Lâm Đồng), cô Nguyễn Thị An, anh Nguyễn Văn Nhơn (giáo viên, hiện đang giảng day tai trường ghi trên), và các nhà báo, văn nghệ sĩ tại Quảng Trị (Lê Đức Dục, Nguyễn Hoàn, Võ Văn Luyến, Nguyễn Bội Nhiên...). Trân trọng kính nhờ quý cơ quan, quý vị đã nhận được điện thư, vui lòng gửi chuyển tiếp đến những nơi có liên quan và góp phần điều tra làm rõ vụ việc. Thành thật cảm ơn. --------
Xem tiếp thông tin trên trang 10 “Bài mới – sách mới – tin tức mới” trên WebTgTXA..
Một ý kiến phản hồi mới nhất: Vụ việc đang được và phải được tiếp tục thảo luận. Chẳng hạn, từ "thời cuộc" không chứa đựng hết vấn đề đã nêu ở các tác phẩm của Trần Xuân An, liên quan trực tiếp đến vụ việc này. Đúng ra, Trần Xuân An chỉ bị sốc và bị đầu độc bằng hoá chất, bị chọc điên. Và Trần Xuân An giả điên, cũng là một vấn đề cần xác định, nếu quả thật như vậy (20 : 47', 31-01 HB8).
Xem tiếp thông tin trên trang 10 “Bài mới – sách mới – tin tức mới” trên WebTgTXA..
► 01-02 HB8: Nhấn mạnh: Vụ việc xảy ra từ Trường PTTH. Đức Trọng, Lâm Đồng
http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/cot-loi-van-de.htm
Một ý kiến phản hồi mới nhất: Thật sự Trần Xuân An chỉ bị choáng (sốc), sang chấn, như một tai nạn tâm lí. Trong thực tế cũng có những loại thuốc (hoá chất) tạo trạng thái tâm thần. Từ hai nguyên nhân đó, có thể ở Trần Xuân An thuở bấy giờ có một số biểu hiện gần như triệu chứng tâm thần. Triệu chứng tâm thần, ở thể choáng tâm thần, thể bị nhiễm độc gây trạng thái tâm thần, thực chất là các tri giác, cảm xúc hơi vượt ngưỡng so với mọi người bình thường. Cụ thể hơn, mọi người bình thường đều ít nhiều có âu lo bị người khác bức hại; nhưng khi niềm âu lo ấy vượt ngưỡng, nó trở thành bức hại cuồng. Sau khi hồi phục trạng thái tâm lí, Trần Xuân An lại vận dụng kiến thức tâm thần học vốn có để sáng tác thơ, tiểu thuyết, như những nhà thơ, nhà văn khác viết về các nhân vật tâm thần nhằm thể hiện tư tưởng và phản ánh hiện thực (Tsékhov, Lỗ Tấn...). Tai nạn tâm lí hay bị nhiễm độc tố gây trạng thái tâm thần có thể đã giúp cho Trần Xuân An có những tư tưởng, cảm xúc thuộc loại xuất chúng. Ngoài ra, Trần Xuân An còn nghiên cứu sử học, triết học tôn giáo, phê bình văn học. Điều đó cho thấy năng lực tư duy, lí luận và thẩm thức của Trần Xuân An rất tốt, không phải nhà nghiên cứu, phê bình nào cũng có được (11 : 40', 01-02 HB8).
Xem tiếp thông tin trên trang 10 “Bài mới – sách mới – tin tức mới” thuộc WebTgTXA..
Một ý kiến phản hồi mới nhất: Tôi lại nghĩ chính vì Trần Xuân An vốn có những tư tưởng độc đáo, độc lập (chủ nghĩa dân tộc thuần tuý, rộng mở...), nên mới bị những lực lượng thù địch xô đẩy vào tình cảnh bức hại cuồng (15 : 59', 01-02 HB8)
Xem tiếp thông tin trên trang 10 “Bài mới – sách mới – tin tức mới” thuộc WebTgTXA..
31-01 & 01-02 HB8 (2008)
____________________________
02-03 HB8: Chữa lại 2 cụm số 1882-1883 thành 1982-1983