►►► 1. Trần Xuân An - "Quốc hoa, dân tộc Việt Nam đã chọn lựa từ xưa" (28 -- 31-01 HB11 [2011]) -- ý kiến ngắn
►►► 2. Trần Xuân An - "Hải Bằng, nhà thơ với những tâm thế độc hành" (10--14-02 HB11 [2011]) -- bình luận văn chương
Sinh thời, trong bối cảnh mà “Nhân văn – Giai phẩm” trở thành một định kiến khó chịu, ít ai dám thân gần với những tác giả đã vướng vào, nên nhà thơ, họa sĩ Hải Bằng vừa cam chịu, vừa tự vệ. Vì thế, có chút gì đó hơi góc cạnh một cách đau xót ở ông. Và chính nét tính cách góc cạnh, vốn là hệ quả của định kiến khó chịu kia, lại khiến ông càng khó thân gần! Nhưng thực chất, con người ông với cả cuộc đời hầu như đã thể hiện rõ qua trường ca “Độc hành”. Tôi tin chắc trong tâm của mỗi người đều rất thương mến, quý trọng Hải Bằng. Phần “Trong lòng thi hữu” cuối cuốn sách do Hải Trung biên soạn đã thể hiện rõ điều đó.
ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG,
số 268, tháng 6-2011, tr. 72-76 Mới!
http://txawriter.wordpress.com/2011/07/05/tap-chi-song-huong-online-haibang-tamthe-dochanh/ (05-7 HB11)
►►► 3. Trần Xuân An - "Hoàng Hữu Xứng (1831-1905), hành trạng biên niên", bài 1 (15 -- 17 & 18-02 HB11 [2011]) -- khảo luận sử
Thao tác lược khảo hành trạng của nhân vật lịch sử Hoảng Hữu Xứng, căn cứ chủ yếu vào “Đại Nam thực lục” (gọi tắt là Thực lục), rất dễ trùng lặp với người đã thực hiện trước, như nhà nghiên cứu Phan Thuận An với một bài lược khảo nhằm hình thành tiểu sử Hoàng Hữu Xứng, đã đăng ở Tạp chí Cửa Việt vào năm 1992 (số 17, tháng 10). Tuy vậy, tôi cố gắng bám sát tư liệu “Đại Nam thực lục” hơn, lại xen vào vài dòng bình luận để làm rõ, và khi cần thiết, tôi đã trích dẫn nguyên văn từ Thực lục. Từ quá trình thực hiện thao tác lược khảo ấy, cuối cùng tôi mạnh dạn đưa ra nhận định khái quát về Hoàng Hữu Xứng, không chỉ với góc độ ông là một nhân vật lịch sử mà còn chú trọng đến công việc biên soạn sử kí của ông – Hoàng Hữu Xứng với tư cách là phó tổng tài Quốc sử quán triều Nguyễn (từ 1887 đến 1900).
-- TXA. --
Vấn đề “cấm đạo”, trước cưỡng ước Nhâm tuất 1862 (thật ra là mãi đến tháng 9-1885…), cần được khảo sát với quan điểm lịch sử - cụ thể. Thuở bấy giờ, ngoài ý thức bảo vệ an ninh đất nước trước sự xâm nhập trái phép, đó là ý chí bảo vệ văn hóa dân tộc Việt Nam, là sự khẳng định nền độc lập của Tổ quốc và của vương triều Nguyễn. Sự bảo vệ và khẳng định ấy là biểu hiện của tinh thần yêu nước trước hiểm họa ngoại xâm từ Phương Tây. Đó cũng là chủ trương không những của các nước Hồi giáo, mà còn của các nước Thần giáo, tam giáo (Nho - Lão - Phật) như Nhật Bản, Trung Quốc… Ngày nay, có thể có quan điểm này nọ khác xưa, nhưng thuở bấy giờ là như vậy. Hậu thế chúng ta, với tinh thần khoa học, không thể tránh né, cắt xén lịch sử, mà cần phải am hiểu đầy đủ tình hình bấy giờ, về một số giai đoạn Thiên Chúa giáo đã trở thành công cụ tâm linh – chính trị, tạo nội phản tại bản xứ do các nước thực dân như Pháp, Tây Ban Nha lợi dụng, và về tư tưởng, cách thức đối phó của tổ tiên chúng ta thuở đó để cảm thông – niềm cảm thông trên nền tảng sự thật lịch sử.
-- TXA. --
►►► 4. Trần Xuân An - "Hoàng Hữu Xứng (1831-1905) và Thực lục", bài 2 --- 22-02 HB11 (2011)
http://www.nhavantphcm.com.vn/tran-xuan-an-hoang-huu-xung-va-thuc-luc.html
►►► 5. Trần Xuân An - "Võ Quê, nhà thơ không thể bị lãng quên" -- 01 -- 03-03 HB11 (2011):
(mới công bố rộng rãi, ngày 18-4 HB11)
“… Đó là thời sôi động “Phong trào Đô thị Miền Nam”, một phong trào bao gồm cả sư sãi, Phật tử, tiểu thương, công nhân, công chức, nhà báo, và cả thương phế binh nữa, thậm chí gồm cả một ít linh mục tiến bộ, nhưng nổi bật vẫn là học sinh, sinh viên. Hầu như những người trong mọi tầng lớp xã hội có chút tâm huyết đều tham dự phong trào, và bao giờ cũng thế, tuổi trẻ là năng nổ nhất. Thực chất đó là phong trào chung của nhiều khuynh hướng chính trị – xã hội khác nhau… (…)”… “… Võ Quê là một trong những người cộng sản trẻ tuổi ấy. Và bối cảnh đã tạo nên nhà thơ Võ Quê… (…)”… “… Có lẽ không thừa khi tôi muốn nói thêm một điều về anh trong đời sống thật: Nhà thơ Võ Quê là một người cầm bút thuộc lứa tuổi đàn anh luôn luôn đối xử tốt với nhiều người cầm bút trẻ hơn mình, trong đó có bản thân tôi. Điều đó, tôi đã chứng nghiệm trong 36 năm quen thuộc anh, kể từ Ngày Thống nhất (1975)”… – TXA. –
(đang gửi đăng trên báo chí)
►►► 6. Trần Xuân An - "Giọng điệu thơ Cao Quảng Văn" --
10:52, 25-03 HB11 (2011):
http://txawriter.wordpress.com/2011/03/25/txa-giong-dieu-tho-cao-quang-van/
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/bai-moi-viet-2/txa-doc-nhungctroi-caoquangvan

Chắc hẳn đối với nhiều người cầm bút tại thành phố này, ở mắt nhìn trong đôi lần gặp gỡ hay tận sâu trong những trang nhật kí của trí nhớ họ, đều hiện hữu một người hiền hoà, chân tình, tận tuỵ trong sinh hoạt thơ ca. Đó là nhà thơ Cao Quảng Văn.
Riêng tôi, sau gần hai mươi năm có cơ duyên quen biết, chuyện trò và đọc thơ anh, tôi cảm thấy xác tín hơn bao giờ hết về một điều không mới trong cảm nhận thơ. Quả thật, điều ấy không mới, nhưng mãi mãi vẫn là tiêu chí muôn thuở. Đó là giọng thơ, âm điệu thẩm mĩ riêng trong thơ của mỗi nhà thơ. ... -- TXA. --
(Đã đăng trên các tạp chí điện tử:
Tttđt. HNV.TP.HCM., TranNhuongCom, PhongDiepNet)
►►► 7. Trần Xuân An -
CHÚT ƯỚC AO GIẢI PHÓNG
CHO NGƯỜI LÀM THƠ YÊU ĐƯƠNG
(như một lời tự bạch về tập thơ “Thơ những mùa hương”,
Nxb. Thanh Niên, 3-2011)
http://txawriter.wordpress.com/2011/04/06/tho-nhung-mua-huong-xuat-xuong/
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/bai-moi-viet-2/txa_giai-phong-nha-tho-tinh
Từ xưa đến nay, người đọc thường đồng nhất tuyệt đối con người trong đời thực của nhà thơ với cái tôi trữ tình trong thơ, đặc biệt là thơ về đề tài tình yêu đôi lứa. Ngay cả các nhà thẩm bình thơ ca lão luyện, tinh tế cũng trượt theo lối mòn của tư duy không đúng ấy, mặc dù họ nhận thức rất rõ lối mòn đó là không hẳn đúng, mà chỉ đúng phần nào, và nếu chỉ đúng phần nào thôi, là có nghĩa tỉ lệ phần sai quá lớn.
(Kính mời đón xem tiếp)
(đã gửi đăng trên báo chí)
►►► 10. Trần Xuân An - Chùm thơ 5 bài mới viết - 30-5 & 02-6 HB11
►►► 12. Trần Xuân An - NHÓM CHỦ CHIẾN YÊU NƯỚC TRIỀU ĐÌNH HUẾ (1883-1885) LÀ “NHÓM QUYỀN THẦN ĐẮC THẾ” SAO? -- (18-6 HB11)
(Đó là một câu hỏi nêu lên để nhớ lại một vấn đề cũ, đã được các nhà sử học và bản thân tôi góp phần nghiên cứu, nhận định, và ở đây, chỉ là những dòng trả lời ngắn gọn, nhân đọc vài trang đầu bài viết của PGS.TS. Trần Ngọc Vương trên tạp chí Sông Hương số 268, tháng 6-2011)
►►► 13. Trần Xuân An - Chùm thơ TOÀN VẸN ĐẤT VÀ NƯỚC" (1995 & 20-6 HB11):

►►► 14. Trần Xuân An - BIỂN ĐẢO VÀ SỬ - thơ (24-6 HB11)
►►► 15. Trần Xuân An - CÙNG TA. CÓ LÁNG GIỀNG ĐÔNG NAM Á VÀ CẢ LOÀI NGƯỜI - chùm thơ 3 bài (14 & 15-7 HB11)
►►► 16. Trần Xuân An - HÁT MỘC VỀ LÔ-GIC LỊCH SỬ - thơ (23-7 HB11)
Nguồn ảnh minh họa này: Google search
►►► 17. Trần Xuân An - Về một trong những lề lối làm việc của công an đối với người yêu nước biểu tình, nhận thấy & góp ý (ý kiến ngắn - 06-8 HB11)
►►► 18. Trần Xuân An - NHỮNG CUỘC BIỂU TÌNH YÊU NƯỚC (thơ, 08-8 HB11)
►►► 19. Trần Xuân An - NHỮNG BI KÍ TỰ ĐỨC HIỆN NAY (thơ, 10-8 HB11)
(còn tiếp)
| |