XIN PHÂN BIỆT RÕ CHỦ NGHĨA LÍ LỊCH VỀ CHÍNH
TRỊ
KHÁC HẲN CHỦ TRƯƠNG TRUY ÁN TÍCH HÌNH SỰ
THÂN NHÂN VỀ TỘI THƯỜNG PHẠM
Trần Xuân An
Bài
viết của ông Lê Chân Nhân (*) đánh đồng cả CHỦ NGHĨA LÍ LỊCH VỀ CHÍNH TRỊ với
CHỦ TRƯƠNG TRUY ÁN TÍCH HÌNH SỰ THÂN NHÂN VỀ TỘI THƯỜNG PHẠM. Đó là hạn chế của
bài viết này. Vì vậy, bài viết có thể là "tung hỏa mù" để đối phó với
công luận đấu tranh chống chủ nghĩa lí lịch, một thuật ngữ có nội hàm là chủ
trương phân biệt đối xử đến 3 đời những đối tượng về chính trị CẦN XỬ LÍ của
phe Đỏ gần đây và của chế độ phong kiến thuở xa xưa (tiêu biểu là án tru di tam
đại, thậm chí tam tộc - ba họ).
Để rõ
ràng hơn, chúng ta cần phân biệt rõ TỘI CHÍNH TRỊ với TỘI THƯỜNG PHẠM:
1) Đối
tượng chính trị nói chung là những thành phần, giai cấp, cá nhân bị cải tạo tại
chỗ hay tại trại tập trung, bao hàm cả ĐỐI TƯỢNG KINH TẾ, KẺ THÙ GIAI CẤP của
phe Đỏ, tức là gồm các thành phần, giai cấp vốn là đối tượng cần đánh bẹp, cần
"xóa sổ" mà phe Đỏ chủ trương, như "trí, phú, địa, hào"
(trí thức, phú nông - phú gia các loại, địa chủ, cường hào) trước 1954 và cả
những năm 1960/XX. Theo đó, phe Đỏ phải "đào tận gốc, trốc tận rễ".
Và sau 1954 ở Miền Bắc, sau 1975 ở Miền Nam, phe Đỏ cũng chủ trương phải cải
tạo, "xóa sổ" giai cấp tư sản (cả tư sản dân tộc lẫn tư sản mại bản)
tại thành thị, đồng thời cải tạo nông dân (1), tiểu thương, thợ thủ công, thành
phần sản xuất nhỏ - cá thể (đều thuộc loại tiểu tư sản, tiểu tư hữu) thành xã
viên hợp tác xã, theo lí luận đấu tranh giai cấp. ĐỐI TƯỢNG CHÍNH TRỊ theo lí
luận của phe Đỏ còn bao gồm cả đối tượng tôn giáo các loại. Nhưng quan trọng
nhất, theo họ, vẫn là những ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ chống cộng như Quốc dân đảng,
Đại Việt đảng, hay quan chức triều Nguyễn, công chức và quân lính QUỐC GIA VIỆT
NAM, VIỆT NAM CỘNG HÒA (1949-1975). Sau 1954 ở Miền Bắc, sau 1975 trên cả nước,
còn có cả đối tượng bị gọi là PHẢN ĐỘNG, PHẢN CÁCH MẠNG.
2) Đối
tượng thường phạm là những tội nhân về kinh tế có tính chất vô đạo đức (mua
gian bán lậu, đầu cơ nâng giá, buôn bán ma túy...), tội có hành vi trong đời
sống rõ ràng vi phạm đạo đức (như hiếp dâm, giết người, trộm cướp, tham ô, hối
lộ, nhũng nhiễu, ức hiếp quần chúng...)... Nói chung là những loại tội mà dưới
chế độ chính trị - xã hội nào cũng có, thành phần nào cũng có người phạm phải,
và thường là yếu tố chính trị không có, hoặc yếu tố chính trị là thứ yếu, mà
trội lên là yếu tố vi phạm đạo đức (luân lí, phong tục và đạo lí phổ quát),
thuộc loại tham, sân, si... Đối tượng thường phạm thường gây cho xã hội và cả
nhân loại nói chung sự ghê tởm, khủng khiếp, khinh bỉ... Đây là loại tội phạm
bị tuyên án bởi tòa án, chiếu theo bộ luật hình sự về cơ bản là có tính phổ
quát (giống các nước trên thế giới) với những chứng cứ không thể chối cãi.
Cụ thể
hơn, nhân dân Việt Nam và nhiều người, nhiều tổ chức ngoại quốc quan tâm đến
Việt Nam vẫn thiện cảm với công chức, sĩ quan, quân lính chế độ cũ (1949-1975),
nhưng tuyệt đại đa số vẫn kết án loại tội nhân thường phạm (tội nhân vô đạo đức
về các lĩnh vực).
Nhưng
chắc hẳn ai cũng biết có một ca sĩ với giọng hát tuyệt vời, có chiều sâu nội
tâm, vốn là con gái của một viên công an giết chết vợ mình. Cô ca sĩ ấy có tội
gì đâu. Cô chỉ mặc cảm về tội đạo đức của cha ruột, nhưng giọng hát của cô đã
xóa tan tất cả mọi định kiến về cô do yếu tố vô đạo đức trong lí lịch gia đình
(chứ không phải tiểu sử bản thân).
Nói tóm
lại, công luận trong nước và trên thế giới phê phán Nhà nước, Đảng cầm quyền
hiện nay về CHỦ NGHĨA LÍ LỊCH -- sự phân biệt đối xử của phe Đỏ nước ta đối với
các đối tượng chính trị như đã phân tích trên kia (2). Các loại đối tượng chính
trị ấy thật ra không có tội gì cả (trừ những tên tay sai cho ngoại bang, đúng
nghĩa, phe nào cũng có), nên thường bị vu khống thêm tội bán nước, hại dân,
thậm chí cũng như dưới chế độ phong kiến, còn vu khống thêm cho những nhân vật
trọng yếu tội thường phạm nữa.
T.X.A.
27-9 HB15 (2015)
Còn
tiếp, xem theo link:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1626846197589325
-----------------------------------
(*) Bài
"Cất “gánh nặng” lý lịch trên đôi
vai công dân" trên blog báo điện tử Dân Trí, 25/09/2015 - 06:30..
Thành viên FB. Lehieu Huu dẫn link và có nhiều ý kiến bàn luận:
https://www.facebook.com/lehieu.huu.90/posts/1622398384681209
(1)
Giai cấp nông dân trong "cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân" (giành
chính quyền) được Đảng cầm quyền (Đảng Cộng sản với nhiều tên gọi, tùy giai
đoạn) vận động, tổ chức liên minh với giai cấp công nhân, gọi là "liên
minh công - nông". Nhưng một khi đã giành được chính quyền (ở Miền Bắc, từ
1954 và ở Miền Nam, từ 1975), giai cấp nông dân cũng trở thành đối tượng cách
mạng, cần cải tạo (hay giải phóng), để tất cả đều từng bước trở thành xã viên
các hợp tác xã nông nghiệp (tập thể hóa tư liệu sản xuất chính là ruộng đất,
theo hướng công hữu hóa ruộng đất, tiến tới nông trang quốc doanh, và xã viên
nông nghiệp thành công nhân nông nghiệp).
(2) Đúng ra phải thực hiện đúng
các điều khoản trong Hiệp định Paris 1973 về hòa giải, hòa hợp dân tộc, về các
quyền tự do chính trị, báo chí, ngôn luận... của công dân Miền Nam Việt Nam.
--- Xem: Chương IV, điều 11: https://sites.google.com/…/tra…/hdparis-1973_6_saigonbao.gif