1
HỌC HÀM "GIÁO SƯ" HAY HỌC HÀM
"KHOA HỌC GIA"?
HỌC VỊ "BÁC SĨ" HAY HỌC VỊ
"Y SƯ"?
Trần Xuân An
"Giáo
sư", nguyên nghĩa là thầy dạy học, cũng như "kĩ sư" là người có
trình độ có thể gọi thầy về kĩ thuật, "kiến trúc sư", cũng tương tự
như thế, là thầy về kiến trúc (tất cả đều trải qua bậc đại học chính quy 4
năm)(1). Như thế là dùng từ đúng nghĩa. Chỉ có "bác sĩ" là từ bị dùng
sai nghĩa. Nên gọi học vị bác sĩ (trải qua đại học y khoa) là Y SƯ. Còn
"giáo sư" (học hàm hiện nay, do một hội
đồng xét duyệt của Nhà nước phong) (2), nên gọi chính xác là KHOA HỌC GIA với
nghĩa là chuyên gia khoa học về một ngành khoa học nào đó.
Như
vậy, về chức danh GIÁO SƯ gồm hai bậc chính: giáo sư trung học và giáo sư đại
học (không phải học hàm, mà là chức trách, chức vụ). Nếu giảng dạy kiêm nghiên
cứu về bậc tiểu học mà bản thân người đó đã trải qua đại học, hệ đào tạo chính
quy 4 năm, thì cũng gọi là giáo sư tiểu học.
T.X.A.
sáng sớm 24-9 HB15 (2015)
(1) Sư:
người có trình độ làm thầy, có nghĩa là có thể giảng dạy, hướng dẫn, bày vẽ cho
người khác không những về thực hành mà đặc biệt là cả về lí thuyết (lí luận).
(2)
Công luận hiện nay đang bàn về việc các trường đại học có nên có hội đồng xét
duyệt của mỗi trường hay không? Tôi tán thành việc giải tán hội đồng xét duyệt
nhà nước, để cho các trường tự xét duyệt để phong chức danh (xin lưu ý là chức
danh, gắn liền với chức trách giảng dạy và trường xét phong). Hoặc giả, hội
đồng xét duyệt học hàm "giáo sư" phải đổi lại là hội dồng xét duyệt
học hàm "KHOA HỌC GIA".
2
BÀN THÊM VỀ HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT HỌC HÀM
"GIÁO SƯ", "PHÓ GIÁO SƯ"
(hay đúng hơn là học hàm "KHOA HỌC
GIA" [KHG.],
"CHUẨN KHOA HỌC GIA [C.KHG.]")
Trần
Xuân An
Công
luận hiện nay đang bàn về việc các trường đại học có nên có hội đồng xét duyệt
của mỗi trường hay không? Tôi tán thành việc giải tán hội đồng xét duyệt nhà
nước, để cho các trường tự xét duyệt, phong chức danh (xin lưu ý là chức danh,
gắn liền với chức trách giảng dạy và trường xét phong). Hoặc giả, hội đồng xét
duyệt học hàm "giáo sư" phải đổi lại là
hội đồng xét duyệt học hàm "KHOA HỌC GIA".
Vấn đề
phải bàn thêm là hội đồng xét duyệt HỌC HÀM phải như thế nào?
Theo
tôi, tối thiểu phải có hai hội đồng xét duyệt để tránh nạn độc quyền, và như
vậy là phải ở trong thế cần cạnh tranh nhau, dám phản biện nhau.
Nạn độc
quyền đẻ ra lắm tệ nạn. Thứ nhất, bất công, thiên vị, nâng đỡ
"người-của-ta", dìm "người-không-phải-của-ta" theo quan
điểm chuyên chính... Thứ hai, khiến các nhà nghiên cứu khoa học, tiến sĩ đâm ra
hèn nhược, thiếu sĩ khí, không dám mạnh dạn phản biện chính trị - xã hội và các
lĩnh vực khác, vì sợ không được phong học hàm, kể cả việc không dám phản biện,
phê phán hội đồng xét duyệt học hàm. Thứ ba, vì chỉ một hội đồng xét duyệt học
hàm, không bị phản biện, phê phán, nên dễ bị thao túng, lũng đoạn bởi quyền lực
chính trị, bởi đồng tiền...
Sống và
làm việc trong xã hội không có tổ chức nào được phép độc quyền, người công dân,
người trí thức rất ung dung, sảng khoái, và mạnh dạn trong việc thể hiện quyền
phê phán, phản biện, không phải khúm núm, luồn cúi, nịnh bợ. Vì sao lại được
như thế? Xin thưa, vì hội đồng này không xét phong, thì đến hội đồng khác nộp
đơn đề nghị xét phong, và giữa hai hội đồng có thể phê phán (một cách có văn
hóa) lẫn nhau, không phải sợ hãi, âu lo bị thiệt thòi, trù dập gì.
Thêm
vào đó, mỗi hội đồng xét duyệt phải bao gồm các giáo sư (khoa học gia) thâm
niên (có quy định số năm) từ các trường đại học, các cơ quan, tổ chức đứng đầu
mỗi ngành khoa học cử ra, để chọn số ứng viên mỗi năm theo tiêu chí quy định
(bao nhiêu công trình công bố, học vị gì, thâm niên nghiên cứu trong lĩnh vực
gì hay giảng dạy bao nhiêu năm, trình độ ngoại ngữ và vi tính thế nào...). Và
sẽ được đại hội đồng gồm các giáo sư đại học của các trường, các khoa học gia
các ngành bỏ phiếu công khai hoặc phiếu kín.
T.X.A.
sáng 24-9 HB15 (2015)
TRÍ THỨC, NGƯỜI
CẦM BÚT VIỆT NAM NƯỚC TA RẤT HÈN, "SĨ KHÍ RỤT RÈ GÀ PHẢI CÁO", VÌ NẠN
ĐỘC QUYỀN PHONG HỌC HÀM ("GIÁO SƯ", "PHÓ GIÁO SƯ"), VĂN HÀM
("NHÀ VĂN VIỆT NAM")... VẬY NÊN... (vui lòng xem lại)
3
BÀN THÊM VỀ CÁCH XÉT DUYỆT, BẦU CHỌN,
PHONG HỌC HÀM "GIÁO SƯ"
("KHOA HỌC GIA")
Trần
Xuân An
Xin xem từ:
1) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1625876524352959&set=a.1398271570446790.1073741831.100007918808885&type=3
2) https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1625902761017002
Nhằm
đạt được tính công bằng, minh bạch, chống thiên vị theo quan điểm chuyên chính
hay độc đoán, và nhằm tránh sự lũng đoạn của quyền lực chính trị, quyền lực
tiền bạc, xin đề nghị về danh xưng và phương thức cụ thể hơn:
1) Như
đã trình bày về danh xưng: Học hàm (chứ không phải chức trách) giáo sư, phó
giáo sư (trong tiếng Anh là "professor" = Prof., vốn chỉ là chức
danh: giáo sư đại học, giáo sư bộ môn (*)), đề nghị nên thay đổi, gọi là học
hàm "khoa học gia", "phó khoa học gia". Cũng có thể rút gọn
là HỌC GIA, PHÓ HỌC GIA như cách rút gọn đã rất phổ biến: "khoa học
giả" thành "học giả". Tuy nhiên, học giả chỉ là người nghiên cứu
khoa học, còn HỌC GIA (không có thanh hỏi) là nhà chuyên sâu về khoa học (trong
tiếng Anh là "scientist").
2) Phải
có tối thiểu hai hội đồng quốc gia xét duyệt ứng viên học hàm khoa học gia, phó
khoa học gia. Mỗi hội đồng quốc gia xét duyệt ứng viên học hàm khoa học gia,
phó khoa học gia chỉ làm nhiệm vụ xét duyệt những ứng viên theo tiêu chí đã quy
định một cách chặt chẽ: a) Công trình nghiên cứu đã công bố, và cụ thể là bao
nhiêu công trình; tính sáng tạo, phát kiến, phát minh ra sao; b) Học vị tối
thiểu: tiến sĩ hay thạc sĩ, phải xác định rõ; c) Trình độ ngoại ngữ: bằng B hay
C, và mấy ngoại ngữ: 1 hoặc 2; d) Trình độ vi tính: một bằng cấp nhất định hay
mức độ nhất định, cần xác định cụ thể... e) Thâm niên nghiên cứu chuyên
ngành... Dĩ nhiên hội đồng này gồm các vị khoa học gia có thâm niên được phong
học hàm này, do các trường đại học, các viện nghiên cứu cử ra. Mỗi hội đồng quốc
gia xét duyệt chỉ làm công tác xét duyệt những ứng viên hội đủ các tiêu chí một
cách cụ thể, chặt chẽ. Như thể học sinh, sinh viên, nếu được tính đủ điểm số là
đạt yêu cầu, thì ở đây, ứng viên đáp ứng đủ tiêu chí đặt ra là đạt yêu cầu. Mỗi
hội đồng quốc gia xét duyệt sau khi xét duyệt xong, liền đưa ra thông báo trên
văn bản gửi đến các trường đại học, các viện nghiên cứu và các nơi làm việc của
các ứng viên, và trên báo chí, website một cách công khai, minh bạch, có liệt
kê nội dung cụ thể của từng tiêu chí đạt được.
3) Đại
hội đồng chuyên ngành bình bầu, bầu chọn người xứng đáng được phong học hàm
khoa học gia, phó khoa học gia là các hội đồng khoa học gia, phó khoa học gia,
giáo sư, phó giáo sư đại học, theo từng chuyên ngành, của các trường đại học, của
các học viện tương đương; là các hội đồng khoa học gia, phó khoa học gia của
các viện nghiên cứu. Các hội đồng chuyên ngành này sẽ bầu chọn công khai (hay
bỏ phiếu kín) tại cơ sở, địa phương của mình và gửi thông báo kết quả về hội
đồng xét duyệt học hàm nói trên (xem 2), đồng thời công bố trên báo chí,
website.
4) Mỗi
hội đồng quốc gia xét duyệt học hàm lại làm việc xét duyệt giai đoạn 2. Trên cơ
sở tổng hợp kết quả bình bầu, bầu chọn của các hội đồng bình bầu, bầu chọn của
các trường đại học, các học viện, các viện nghiên cứu (xem 3), xem thử ứng viên
nào đạt số phiếu cần thiết, rồi công bố kết quả đã tổng hợp đó.
Mỗi năm
tiến hành một lần như thế.
Có thể
có nhiều cách thức khác hay hơn. Nhưng vẫn xin đề xuất như trên.
T.X.A.
sáng 25-9 HB15 (2015)
(*)
Trong tiếng Pháp, professeur đứng trước danh tính, có nghĩa là giáo sư đại học;
professeur đứng sau danh tính, cách một dấu gạch ngang ở giữa hay dấu phẩy, là
giáo sư bộ môn trung học.
GIÁ TRỊ
THỰC CHẤT CỦA NHÀ KHOA HỌC LÀ CHẤT LƯỢNG VÀ SỐ LƯỢNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, VÀ
ĐỐI VỚI NHÀ CẦM BÚT, CŨNG PHẢI XÉT NHƯ VẬY Ở TÁC PHẨM, CHỨ KHÔNG PHẢI HỌC HÀM,
VĂN HÀM (CÓ THỂ KỂ THÊM ĐẢNG ĐOÀN HÀM, NHƯ ĐOÀN VIÊN, ĐẢNG VIÊN).
NHƯNG
CHÍNH NHỮNG LOẠI HÀM NHƯ THẾ ĐƯỢC ĐẶT RA, RỒI TUYÊN TRUYỀN ĐỂ TÔN VINH CHÚNG
LÊN, VÀ TẠO UY TÍN, ĐỒNG THỜI TẠO UY QUYỀN GẮN LIỀN VỚI CHÚNG, BẰNG CÁCH CẤP
THÊM CHO CHÚNG CHỨC VỤ THỰC, QUYỀN LỢI VẬT CHẤT THỰC, ĐẠI ĐỂ CŨNG NHƯ QUÂN HÀM
VỚI CHỨC VỤ TRONG QUÂN ĐỘI, THỰC CHẤT LÀ CHỈ NHẰM ĐỂ KHỐNG CHẾ
NHỮNG NGƯỜI CÙNG GIỚI KHOA HỌC, GIỚI CẦM BÚT.
THÓI
CHUỘNG HƯ DANH LÀ ĐÁNG GHÉT.
NHƯNG
NHIỀU NHÀ KHOA HỌC, NHÀ CẦM BÚT VÌ BỊ Ở TRONG CƠ CHẾ NHƯ VẬY, NÊN PHẢI LẤY HƯ
DANH CHỐNG ĐỠ HƯ DANH.
Xem
thêm:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1626108847663060&set=a.1398271570446790.1073741831.100007918808885&type=3&theater