MỘT ÍT Ý KIẾN RỜI
THÁNG 6 & THÁNG 7 HB15 (2015)
ĐÃ ĐĂNG TRÊN FACEBOOK
1
Trần Xuân An
14 Tháng 7 lúc 8:24 ·
Về bài ý kiến ngắn
“THỬ PHÁT HUY TÌNH THẦN DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC:
LẠM BÀN VỀ ĐẠI HỘI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM LẦN THỨ IX (09 — 10-7-2015)”.
Ý kiến ngắn này tôi đã tự đăng trên Facebook của tôi, ngày 12 Tháng 7 lúc 8:13.
Xin nói thêm:
Tôi mong rằng không có ai hiểu lầm, đi đến chỗ QUY KẾT, CHỤP MŨ. Tôi chỉ phê phán những ai kéo lùi, đi ngược công cuộc ĐỔI MỚI. Ý tưởng chính của bài viết ngắn này, tôi đã viết thành bài báo, cách đây đã trên 5 năm, đăng ở Vietnamnet, Boxit, Tttđt.Hội Nhà báo Việt Nam…
http://www.vja.org.vn/vi/detail.php?pid=1&catid=36&id=21643&dhname=Hai-de-xuat-nhan-su-bau-cu-BCH-Hoi-nha-van-VN
Trần Xuân An
12 Tháng 7 lúc 8:13 · Đã chỉnh sửa trên tài khoản Facebook
THỬ PHÁT HUY TÌNH THẦN DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC:
LẠM BÀN VỀ ĐẠI HỘI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM LẦN THỨ IX (09 — 10-7-2015)
1) Tham quyền cố vị; tưởng rằng vào ban chấp hành là đương nhiên vào văn học sử.
2) Sử dụng thủ thuật độc tài khá “nghề” nhưng công luận vẫn biết rõ (biến hội thành tổ chức của các cảm tình viên, loại trừ những ai có chủ kiến mạnh mẽ).
3) Chưa thể hiện (hay chưa có) bản lĩnh và trình độ dân chủ, không phải do các nhà văn, nhà thơ mà do cơ chế chuyên chính (cho dù đã đổi mới, “cởi trói”).
4) Phái bảo thủ, chống hòa giải dân tộc thật sự đang ra sức thi hành thể chế “quân quản” (xem FB của anh Nhật Tuấn, nhà văn)…
Bốn điểm tôi thử nêu ra và lạm bàn bên trên (phần chính văn) là phản ánh tàn dư của thể chế tại các nước cộng sản trước đổi mới, cải cách, cải tổ.
Xin bàn thêm cho rõ:
1) Ai đã làm tổng bí thư thì yên vị cho đến chết (như Staline, Brezhnev, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, v.v…). Nay Putin cũng còn vướng đậm tư tưởng tham quyền cố vị, mặc dù nước Nga không còn thể chế cộng sản… Nước ta đã đổi mới, và đã có văn bản quy định, đại để mỗi người chỉ có hai nhiệm kì là tối đa, trên một chiếc ghế lãnh đạo, như ghế tổng bí thư chẳng hạn. Chẳng lẽ Hội Nhà văn Việt Nam lại khác?
2) Quốc hội, hội đồng nhân dân, chính quyền các cấp đều thế. Nhưng ở Hội Nhà văn VN., quá rõ, như anh Nhật Tuấn phân tích (chọn người cho vào Hội, và những người ấy trả ơn mưa móc đã cho vào Hội).
3) Nhà văn, nhà thơ dân chủ đích thực thế nào được, nên chỉ “quậy” cho dzui mà thôi. Số phiếu bất hợp lệ thể hiện chủ kiến như cách bỏ phiếu trắng (có thể có trường hợp là do số ít nhà văn mắt kém, già nua, lẩm cẩm).
4) Phái chống hoà giải dân tộc thực sự đang cố bảo vệ địa vị, quyền lợi của mình và bảo vệ những tác phẩm trót viết theo cách tuyên tuyền một chiều hồi còn chiến tranh, Liên Xô còn vững mạnh, Trung Quốc còn mao-ít, chưa đổi mới, hội nhập…
Đâu rồi ý thức và ý chí Đổi mới?
T.X.A.
12-7 HB15 (2015)
2
Trần Xuân An
12 Tháng 7 lúc 7:41 ·
VỀ HAI TỪ “CHỦ KIẾN” VÀ “CHÍNH KIẾN”
Một từ điển tiếng Việt định nghiã: Chủ kiến, (danh từ), (ít dùng): ý kiến riêng của mình. Ví dụ: người có chủ kiến. Đồng nghĩa: chính kiến.
Theo tôi, có lẽ tác giả từ điển đã định nghĩa đúng nhưng đưa ra từ đồng nghĩa lại sai, hay tác giả ấy căn cứ vào cách hiểu và sử dụng sai hiện nay để xem “chủ kiến” đồng nghĩa với “chính kiến”.
Trước đây và theo cách hiểu, cách dùng của những người hiện thời am tường ngữ nghĩa tiếng Việt (gồm vốn từ Hán – Việt đã Việt hóa): Chủ kiến là ý kiến riêng (có tính độc lập so với những người khác); chính kiến là ý kiến về chính trị (không phải là ý kiến chính, ý kiến chủ yếu).
Không nên lẫn lộn hay đánh tráo từ ngữ.
T.X.A.
07:10, 12-7 HB15 (2015)