Mong anh Binh Nguyen lưu ý giúp những điểm sau đây:
I. Về phía Việt Nam:
1) Bảo Đại không phải là ông vua kiên quyết chống Pháp. Ông ta còn bị chi phối bởi bà Nam Phương (tín đồ Thiên Chúa giáo). Nhưng ông ấy vẫn còn có thể được tôn trọng vì tính chính danh của các đời chúa Nguyễn, vua Nguyễn. Người làm quốc sự bấy giờ chỉ cần có một “ngọn cờ” chính danh để tôn phù (như trước đó, “phù Lê”…).
2) Địa chính trị: Việt Nam có chung biên giới với Trung Hoa. Trong hàng ngũ các người lãnh đạo Việt Minh, có người thân Trung Quốc, như Hoàng Văn Hoan chẳng hạn.
3) Trong các lực lượng chống Pháp, Việt Minh là mạnh hơn cả, có tổ chức và phương pháp đấu tranh chủ yếu là bạo lực vũ trang, nên nhân dân thấy rõ Việt Minh thật tâm chống Pháp (đồng thời cũng thấy Việt Minh là “phiên bản” của Liên Xô, Trung Cộng!).
4) Thiên Chúa giáo Việt Nam không đơn thuần là tôn giáo, mà họ hoạt động chính trị thân Pháp, họ tranh thủ được Mỹ. Sai lầm của Mỹ là ủng hộ Thiên Chúa giáo. Phật giáo có tinh thần dân tộc, nhưng không có chỗ dựa và cũng không chủ trương đấu tranh vũ trang. Nho giáo và dân lương theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tuy cũng sẵn sàng đấu tranh vũ trang nhưng không có chỗ dựa, trợ giúp vũ khí.
5) Tham vọng phục hồi thuộc địa của Pháp sau Đệ nhị Thế chiến (1939-1945) rõ rệt hơn hẳn các nước thực dân cũ khác, lại được viện trợ của Mỹ (Mỹ viện trợ cho Quốc gia của Bảo Đại thông qua Pháp!).
II. Về phía Indonesia:
1) Indonesia có đặc điểm nổi bật là nhân dân tuyệt đại đa số đều là tín đồ Hồi giáo. Hồi giáo là một tôn giáo, nên nó chống cộng sản vô thần.
2) Về địa chính trị: Indonesia cách xa Trung Quốc (Trung cộng), không chịu ảnh hưởng Trung Hoa ngày xưa cũng như Trung cộng bấy giờ (trừ Đảng Cộng sản Indonesia).
3) Hà Lan không phải là một nước thực dân cũ mạnh mẽ.
NHƯNG DẪU SAO THÌ LỊCH SỬ CŨNG LÀ NHỮNG GÌ ĐÃ XẢY RA.
CHÚNG TA NHẬN THỨC ĐÚNG VÀ ĐỦ, ĐÁNH GIÁ CÔNG BẰNG VÀ HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI.
t.x.a.
02-03-2016 (hb16)
2
PHẢI CHĂNG “BÊN NÀO THẮNG, NHÂN DÂN ĐỀU BẠI”?
XIN TRẢ LỜI ANH BINH NGUYEN ( Binh Nguyen )
Mai sau, các thế hệ ít nhiều nếm trải chiến tranh chống ngoại xâm xen lẫn chiến tranh Hai Khối, hai Miền với 2 ý thức hệ đối địch, ít nhiều còn vướng vất hận thù sẽ qua đi, lớp hậu sinh sẽ nhận định về giai đoạn lịch sử ấy (1945-1954-1975) như tôi thử nhận định, đề xuất: tôn vinh lòng yêu nước, chống ngoại xâm của quân dân Việt Nam dân chủ cộng hoà: chống Nhật, chống Pháp, chống Mỹ; và tôn vinh lòng yêu nước, chống ngoại xâm của quân dân Việt Nam cộng hoà: chống Trung Cộng, chống Liên Xô (Quốc gia, VNCH., ngoài bộ phận chống Pháp, chống Nhật ôn hoà, mềm dẻo, cũng có bộ phận chống Pháp, chống Nhật quyết liệt bằng vũ trang). Nói chung là cả dân tộc đều chống Pháp, Nhật, Mỹ, Liên Xô, Trung Cộng. Nếu bớt đề cao, sùng bái cá nhân lãnh tụ, mà đề cao tinh thần dân tộc, ý chí chống các thứ ngoại xâm của dân tộc, của nhân dân như đã liệt kê, thì dân tộc ta, nhân dân ta được hưởng niềm tự hào đó, sau khi đã tổn thất quá nhiều xương máu của các thế hệ trước.
Xét cho cùng, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn đã được hưởng quyền lực, hưởng sự tôn vinh khi đang còn sống đến mức quá cao rồi, và đều chết bệnh, chết già! Đề cao làm chi nữa!
Hãy đề cao, tôn vinh quân dân VNDCCH. và quân dân VNCH. và cho nhân dân được hưởng tự do, dân chủ, công bằng.
T.X.A.
01-03-2016 (HB16)
https://txawriter.files.wordpress.com/2016/03/txa_phai-chang-ben-nao-thang-nhan-dan-deu-bai_01-3hb16.jpg
.
NHẤN MẠNH:
Tôn vinh lòng yêu nước, chống ngoại xâm của quân dân Việt Nam dân chủ cộng hoà: chống Nhật, chống Pháp, chống Mỹ; và tôn vinh lòng yêu nước, chống ngoại xâm của quân dân Việt Nam cộng hoà: chống Trung Cộng, chống Liên Xô (Quốc gia, VNCH., ngoài bộ phận chống Pháp, chống Nhật ôn hoà, mềm dẻo, cũng có bộ phận chống Pháp, chống Nhật quyết liệt bằng vũ trang). Nói chung là cả dân tộc đều chống Pháp, Nhật, Mỹ, Liên Xô, Trung Cộng.
.