Web Tác giả Trần Xuân An
Tra cứu từ điển & lạm bàn
Quốc hiệu khởi nguyên của nước Việt Nam:
XÍCH QUỶ -- XÍCH QUỸ
Link ảnh cỡ lớn hơn
赤 鬼
Xích Quỷ : Ngôi sao Quỷ ở phương Nam; ngôi sao Quỷ màu đỏ
(cũng có nghĩa xấu: Con quỷ trần truồng; con quỷ [da] đỏ)
Trong hầu hết các sách, kể cả "Lĩnh Nam chích quái", "Đại Việt sử kí toàn thư", quốc hiệu Xích Quỷ đều được viết như trên: 赤 鬼
Tuy nhiên, có thể luận giải trên cơ sở tham khảo một số thông tin tối thiểu:
Sao Quỷ là một trong 28 ngôi sao được phân bố trên các khu vực của vòm trời, thường được gọi "Nhị thập bát tú". Vua Lê Thánh Tôn đã sáng lập nên Hội Tao Đàn, gồm 28 nhà văn học xuất sắc nhất nước, dưới triều đại của ông. Hội Tao Đàn này cũng được Lê Thánh Tôn gọi là "Nhị thập bát tú". Như vậy, không có ngôi sao nào xấu, cho dù có tên Cang (người cứng đầu, cứng cổ), Lâu 婁 (gông cùm / buộc trâu) hay Quỷ (con quỷ, kẻ thần bí)... hoặc có biểu tượng là dơi (bức 蝠), cáo (hồ), chuột (thử), lợn (trư), chó sói (lang), quạ (ô), dê (dương), rắn (xà), giun (dẫn 蚓)... Đại để, cũng như 12 con giáp chỉ 12 năm (tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi) trong mỗi kỉ. Việc gán ghép thuộc tính xấu, tốt, trung bình để gọi hung tinh, cát tinh, bình tinh là do thuật chiêm tinh, bói toán, tử vi, thường được xem thuộc loại mê tin dị đoan.
Sao Quỷ chỉ là tên gọi của một trong bảy ngôi sao phương Nam (trong tương quan Trung Hoa là phương Bắc hoặc Trung Hoa là trung tâm, vị trí của người xem thiên văn).
Dẫu sao thì quốc hiệu Xích Quỷ / Xích Quỹ đã xuất hiện cách đây trên 4.800 năm, và thuở bấy giờ chưa được ghi bằng văn tự, mà chỉ được truyền ngôn lại mà thôi. Do đó, hai chữ Xích Quỷ 赤 鬼 này, người đời sau chỉ ghi âm chứ chưa chắc đúng về nghĩa. Còn có nhiều từ đồng âm dị nghĩa khác. Tôi mạn phép đưa ra vài từ cuối phần trích từ Wikipedia.
Dưới đây, một trang trên Wikipedia:
Chòm sao Trung Quốc cổ đại
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Các chòm sao Trung Quốc cổ đại không giống với các chòm sao của người phương Tây, vì sự phát triển độc lập của thiên văn học cổ đại Trung Quốc. Những nhà quan sát bầu trời của Trung Quốc cổ đại chia bầu trời đêm theo cách khác, nhưng cũng có một số điểm tương tự. Phần tương ứng với 12 cung hoàng đạo của phương Tây là 28 tú (nhị thập bát tú)hay "chòm sao" (宿 Xiu).
Hoàng đạo được chia thành 4 phần, hay tứ tượng (四象), với mỗi phần có 7 tú:
-
Lưu ý: Bài này dịch từ tiếng Anh nên việc dịch tên của các tinh tú là theo nghĩa đen, chúng có thể sai với ý nghĩa nguyên gốc.
-
Lưu ý 2: Tên gọi của các tinh tú là vị trí xấp xỉ của chúng trong bản đồ bầu trời của người phương Tây.
Từ chìa khoá để tìm kiếm trang Wiki này: "Chòm sao Trung Quốc cổ đại" "Wikipedia"
_______________________________________
赤 軌
Xích Quỹ : Pháp thức, pháp chế, phép tắc ở phương Nam
Kinh Dương vương cai trị một lãnh thổ ở phía Nam sông Dương Tử, đó là một quốc gia được xây dựng theo cách thức, phép tắc của riêng Phương Nam. Vì thế, quốc hiệu là Xích Quỹ 赤 軌 với ý nghĩa như vậy, hẳn hợp lí hơn.
________________________________________
赤 頯
Xích Quỹ : Tính chân chất ở phương Nam
Xích Quỹ quốc: Đất nước Chất phác Phương Nam
________________________________________
鶒 頯
Xích Quỹ : Sự chất phác của một loài chim sống ở vùng sông biển
(Xích: như con vịt [= áp], con le le cánh biếc [= khê]; Khê xích:
鸂鶒) → Chim Lạc (vật tổ)
Xích Quỹ quốc: Đất nước Chất phác của Chim Lạc
Tra cứu: Từ điển Hán - Việt trực tuyến (online):
http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic.php
http://pagesperso-orange.fr/dang.tk/langues/hanviet.htm
21-4 HB8