Hòa giải dân tộc
để đoàn kết dân tộc:
MỘT ÍT Ý KIẾN, TÁC PHẨM CŨ & MỚI
NHÂN DỊP QUỐC KHÁNH 02-9 (2014) &
TRIỂN LÃM VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
(1946-1957) TẠI HÀ NỘI
1
NẾU
KHÔNG CÓ TỰ DO HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU, TRAO ĐỔI THÔNG TIN, KHÔNG CÓ TỰ DO BÀY TỎ
CHÍNH KIẾN, XÃ HỘI SẼ TRÌ TRỆ, BỊ NGU DÂN HÓA, NHƯNG TRONG XÃ HỘI DÂN CHỦ VĂN
MINH, CŨNG CÓ LUẬT ĐỊNH NHƯ LUẬT TRÒ CHƠI CỦA MỘT TRÒ CHƠI LỚN TRONG SINH HOẠT
TẬP THỂ...
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1458374794436467
Thưa
các thành viên FB, chúng ta có quyền tự do tư tưởng, tự do bày tỏ chính kiến, tự
do học tập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, tự do ngôn luận, nhưng trong thực
tiễn xã hội, chúng ta cũng phải "sống và làm việc theo hiến pháp và pháp
luật" hiện hành. "Luật chơi" (nói nghiêm túc: luật định), là vậy.
Chúng ta bàn luận một cách tự do, nhưng có những ý kiến có thể trở thành chính
thức được hiến pháp và luật pháp thừa nhận trong khuôn khổ của chúng, có những
ý kiến chúng ta phải tự bảo lưu (quyền bảo lưu ý kiến khác biệt).
T.X.A.
06-9-2014
2
Trần
Xuân An - "Mùa hè bên sông" (viết từ 1997 & 2003)
ĐẤU
TỐ
(trong
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT theo kiểu Stalinisme và Maoisme)
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1459825597624720
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1459826170957996&l=5e8f9e3bf5
3
VỀ TỪ
ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁCH PHÁT ÂM ĐỊA PHƯƠNG
Ở QUẢNG
TRỊ VÀ BẮC TRUNG BỘ:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1461546857452594
Xin
đưa ra một số từ thường gặp (như ở trích đoạn tạm gọi là “Đấu tố”, trong tiểu
thuyết “Mùa hè bên sông”*)
Mô
(đâu, nào); tê (kia); răng (sao); ri (thế này); rứa (vậy); tau (tao); ôông mệ
(ông bà); mi (mày), hoọc (học); roọng (ruộng); chừ (bây giờ); mền / miềng
(mình); khôông (không)…
Các
từ trên đây bất kì người Quảng Trị nào cũng có thể sử dụng và phát âm rất chuẩn
theo từ tiếng Việt phổ thông (được đặt trong các cặp ngoặc đơn bên trên).
Dĩ
nhiên các từ như: mô, tê, răng, ri, rứa, mệ, chừ, đều là những từ địa phương Quảng
Trị, cũng thuộc tiếng địa phương Bắc Trung bộ và tiếng Quảng Nam **.
Ngoài
ra, còn có một số từ nhiều người tưởng là người Quảng Trị và nhiều vùng Bắc
Trung bộ phát âm sai hay không thể phát âm chuẩn như: tau, ôông, hoọc, roọng, mền/miềng,
khôông. Thật ra, họ vẫn có thể phát âm rất chuẩn, chuẩn một cách rất dễ dàng, tự
nhiên, với âm sắc Quảng Trị (giọng Quảng Trị) vốn có, trong những khi không phải
nói chuyện giữa những người thân hay đồng hương, như: tao, ông, học, ruộng,
mình, không.
Do
đó, có thể xem những từ vừa liệt kê thuộc loại thứ 2 ở trên cũng là những từ địa
phương (hay đó chính là những âm tiếng Việt cổ), chứ không phải là người Quảng
Trị và các vùng Bắc Trung bộ không có khả năng phát âm đúng chuẩn. Điều đó khác
với cư dân thuộc các vùng địa phương bị “nói ngọng”, “nói chớt” một ít phụ âm đầu,
nguyên âm, hay phụ âm cuối, và không phát âm chuẩn được các âm ấy trong bất kì
trường hợp nào, nếu không tự lưu ý để tự chỉnh sửa.
T.X.A.
10-9
HB14 (2014)
4
MỘT
BÀI THƠ CỦA VĂN CAO, TÁC GIẢ QUỐC CA,
DO
NHÀ THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO CÔNG BỐ
GÂY
CHẤN ĐỘNG
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1461783967428883
Ba
nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Thanh Thảo đã được nhạc sĩ, nhà thơ
Văn Cao ủy thác việc xuất bản và công bố bản thảo còn lại. Bài thơ “Đồng chí của
tôi” đã được Nguyễn Trọng Tạo công bố trên mạng toàn cầu gần đây, và cả ở
Facebook trong mấy ngày vừa qua, đầu tháng 9-2014, sau khi tại Hà Nội có cuộc
trưng bày hiện vật, tư liệu thời cải cách ruộng đất (1946-1957).
Đọc
đến cuối bài “Đồng chí của tôi” ở trang Facebook của anh Nguyễn Trọng Tạo, chợt
lóe sáng lại trong tôi một phát hiện, cảm nhận của tôi về điểm chốt và cũng
chính là điểm sáng nghệ thuật của bài thơ ấy. Tôi vội gõ phím vào phần bàn luận
bên dưới. Tôi cũng đã đăng ở phần bàn luận trên trang FB của tôi.
Sáng
nay, tôi lại đăng lên phần “trang thái” (status) để người đọc lưu ý hơn.
Đây
là đoạn kết của bài thơ “Đồng chí của tôi”:
"Hãy
quay mặt đi
Cho
các đồng chí bắn tôi…
Nước
mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Dòng
máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Đảng
Lao động Việt Nam muôn năm
Đảng
Lao động…"
Tôi
đã có lời lạm bình:
Dấu
ba chấm cuối bài thơ này, thường được gọi là dấu chấm lửng, ở đây phải gọi là dấu
tắt nghẹn. Ba dấu chấm ấy hình như cũng là ba phát đạn, để kết liễu “Việt Nam
muôn năm”, chỉ còn lại “Đảng Lao động” mà thôi.
Phải
chăng ẩn ý của Văn Cao là thế? Theo cách bình này, thì Văn Cao quả là … phản động,
chống Đảng… (cười dzui và cười mếu).
Tôi
muốn tô đậm, nhấn mạnh lời lạm bình ngắn gọn này.
T.X.A.
11-9
HB14 (2014)
--------------------------------------

