Hòa giải dân tộc
để đoàn kết dân tộc:
NHỮNG Ý RỜI TRÊN
FACEBOOK CỦA TÔI
1
CÁC
THÀNH VIÊN FB., CÁC NHÀ VĂN, NHÀ BÁO, NHÀ GIÁO, NHÀ SỬ VÀ CÁC VỊ LÃNH ĐẠO CHÍNH
TRỊ NGHĨ NHƯ THẾ NÀO, NẾU TÔI MẠN PHÉP NÊU VẤN ĐỀ:
PHẢI
CHĂNG CHỈ CÓ VÕ VĂN KIỆT (1922-2008) LÀ NGƯỜI DUY NHẤT HIỂU DÂN, THƯƠNG DÂN, ĐẶC
BIỆT LÀ DÂN MIỀN NAM THỜI HẬU CHIẾN?
VÀ
LÒNG THƯƠNG DÂN MIỀN NAM HẬU CHIẾN ĐÓ THỂ HIỆN Ở NHỮNG CÂU NÓI SAU ĐÂY, NHẤT LÀ
CÂU THỨ 4 TRONG 4 CÂU:
1)
“Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của
mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo
hay phe phái nào cả”.
2)
“Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một
đảng, một phe phái, tôn giáo nào”.
3)
“Không ai chọn cửa mà sinh ra!”.
4)
“Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui,
mà cũng có hàng triệu người buồn”.
17
Tháng 9 lúc 19:20
____________________
Nguồn:
Các câu trích dẫn trong ngoặc kép từ Wikipedia (bài "Võ Văn Kiệt").
2
NÊU
VẤN ĐỀ VỚI NHAU chỉ nhằm mục đích:
ĐỂ
HÒA GIẢI DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Thân
gửi bạn học Phạm Hồng Thắng (Đà Nẵng)
1
Nếu
nói chỉ có người cộng sản mới yêu nước thì hầu hết nhân loại hiện nay đều không
yêu nước? Nói cụ thể hơn, chỉ có những người cầm quyền tại Trung Quốc, Bắc
Triều Tiên, Cu Ba và Việt Nam là yêu nước thôi sao? Tất nhiên là không phải như
vậy. Vì thế, nhân vật lịch sử Võ Văn Kiệt (1922-2008) mới chỉnh sửa lại:
"Tôi đã đặt vấn đề này và cũng viết trong một số bài rằng có
một cách nhìn méo mó từ phía một số người cộng sản rằng yêu nước
và yêu chủ nghĩa xã hội là đúng, còn những người yêu nước khác mà
không yêu chủ nghĩa xã hội thì không yêu nước đủ như mình";
"có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không
của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào".
Tuy
nhiên, chúng ta phải đặt vấn đề trong giai đoạn lịch sử cụ thể
1858-1885-1945-1954-1975. Bấy giờ, yêu nước là chống ngoại bang xâm lược hay
buộc nước ta phải chịu lệ thuộc. Những nước nào xâm lược nước ta, những nước
nào buộc nước ta phải chịu lệ thuộc (làm chư hầu tư bản chủ nghĩa hay chư hầu
xã hội chủ nghĩa)? Những ai là người Việt Nam từng chống ngoại xâm, chống lệ
thuộc hóa trong giai đoạn lịch sử ấy? Thử phóng tầm nhìn ra các nước cùng thân
phận nô lệ như nước ta thuở ấy. Trả lời bằng sự thật lịch sử là thấy rõ vấn đề.
Nội
dung thứ hai của khái niệm yêu nước: xây dựng đất nước. Các nước trên thế giới
xây dựng đất nước của họ theo cách nào, trong thuở bấy giờ và hiện nay? Trả lời
là thấy rốt ráo vấn đề.
2
Phải
chăng cũng phải đặt vấn đề như thế này:
Dĩ
nhiên hầu hết người Việt Nam tại Miền Nam cũng như tại Miền Bắc (trong giai
đoạn lịch sử 1858-1885-1945-1954-1975) đều yêu nước, theo những con đường cứu
nước khác nhau.
Nhưng,
ai là người chiến thắng thực dân Pháp, góp phần vào chiến thắng phát xít Nhật,
chiến thắng can thiệp Mỹ, chiến thắng bành trướng Trung Cộng (& KhMer Đỏ)?
Yêu
nước và thất bại là những ai?
Yêu
nước và chiến thắng ngoại bang xâm lược, lệ thuộc hóa nước ta là những ai?
Câu
trả lời, ai cũng rõ.
Tuy
nhiên, chính vì xuất phát từ câu nói "chỉ những người cộng sản mới yêu
nước" ("trong thời đại ngày nay, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã
hội", "Đảng ta luôn luôn giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử Đảng ta"...) nên
người cộng sản phạm phải TỘI LỊCH SỬ NGHIÊM TRỌNG, đó là tiêu diệt những người,
những lực lượng yêu nước khác chính kiến (gồm cả việc tấn công Miền Nam Việt
Nam, sau 1954). Phải chăng là thế?
3
Mặc
dù sự thật lịch sử là vậy, nhưng chính mục tiêu độc lập dân tộc (gồm 54 nhân
tộc) và thống nhất đất nước đạt được đã biện minh cho tất cả những sai lầm,
thậm chí là tội ác có tính lịch sử? Đây cũng là một câu hỏi gửi vào sử học, đạo
đức học...
Vấn
đề còn lại là tự do thực sự, dân chủ thực sự (so sánh với các nước trên thế
giới), và tối thượng, bức thiết nhất, đó là toàn vẹn lãnh thổ (bao gồm biển
đảo).
Vâng,
bạn thân mến, chúng ta nêu vấn đề với nhau chỉ nhằm mục đích:
Để
hoà giải dân tộc và đoàn kết dân tộc.
T.X.A.
21-9
HB14 (2014)
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1465611183712828&set=a.1398271570446790.1073741831.100007918808885&type=1&theater
3·
THÓI MÊ TÍN CÓ CẢ
TRONG CẢM THỤ THƠ CA
Cảm thụ thơ ca mà
cũng có tính mê tín sao? Thấy thơ của thi sĩ Bùi Giáng có nhiều bài hay và lạ,
và cũng vì cuộc đời ông rất quái kiệt, nên có nhiều tay mơ thẩm thơ, những nhà
phê bình ham dzui, thích tếu cứ thế mà tung hô, rồi ai ai cũng ca ngợi theo,
thậm chí ca ngợi cả những bài tào lao, vớ vẩn nhất của ông.
T.X.A.
22 Tháng 9 lúc 7:20
4
THỬ ĐỨNG TRÊN LẬP TRƯỜNG DÂN TỘC VIỆT NAM, LẤY DÂN TỘC
VIỆT NAM LÀM TRỌNG
LỜI THƯA NGỎ
NHẬN THỨC VỀ GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ
1930-1945-1954-1975-1991, TRỌNG TÂM LÀ 30 NĂM TỪ 1945 ĐẾN 1975, NẾU ĐỨNG TRÊN
LẬP TRƯỜNG VÀ VỚI QUAN ĐIỂM ĐƠN THUẦN MIỀN BẮC HOẶC ĐƠN THUẦN MIỀN NAM
(1954-1975), CHÚNG TA SẼ KHÔNG BAO GIỜ CÓ MỘT NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN, THỎA ĐÁNG VÀ
SẼ KHÔNG NGỚT GÂY TRANH CÃI.
NHƯ THẾ, CHÚNG TA SẼ KHÔNG THỂ HÒA GIẢI DÂN
TỘC ĐỂ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC.
TRÊN TÀI KHOẢN FACEBOOK NÀY, TÔI ĐÃ THỬ ĐỨNG
TRÊN LẬP TRƯỜNG DÂN TỘC VIỆT NAM, LẤY DÂN TỘC VIỆT NAM LÀM TRỌNG, VỚI MỤC ĐÍCH
ẤY.
T.X.A.
Tháng 3 – tháng 9 HB14 (2014)
5
THỬ NGHĨ VỀ NHỮNG
NGƯỜI ĐÁNH ĐUỔI ĐƯỢC THỰC DÂN PHÁP (1946-1954) VÀ ĐÁNH THẮNG MIỀN NAM VIỆT NAM
(1954-1975)
1) Những người cộng
sản Việt Nam đánh đuổi được thực dân Pháp (1946-1954) là anh hùng rồi. Có hàng
vạn anh hùng, có công với dân tộc Việt Nam như thế. Mặc dù có những sai lầm,
thậm chí là tội ác do những sai lầm, thì họ vẫn là anh hùng. Trong lịch sử, có
anh hùng tài đức vẹn toàn (rất ít), và cũng có anh hùng còn phạm sai lầm. Tối
thiểu, họ cũng thuộc loại thứ hai.
2) Về những người
cộng sản Việt Nam đánh thắng Mỹ và chính quyền Miền Nam, nếu xét lại, thì câu
hỏi đặt ra là có cần thiết phải tấn công, đánh chiếm (giải phóng) Miền Nam hay
không? Có người đưa ra dẫn chứng phản bác, cho rằng, việc đó không cần thiết,
thậm chí là tội ác (vì cả Nam lẫn Bắc, quân lẫn dân, chết hàng triệu người,
trong giai đoạn ấy, 1954-1975). Hãy xem các nước, các vùng lãnh thổ như Nam Hàn
(Hàn quốc), Đài Loan, Hồng Kông, Tây Đức (CHLB. Đức), có cần phải "giải
phóng" đâu, mà vẫn giàu mạnh, độc lập, thậm chí giàu mạnh hơn, độc lập
hơn! Tuy nhiên, có người dẫn ra luận điểm chính của chủ trương tấn công, đánh
chiếm Miền Nam (tức là giải phóng Miền Nam) của chính quyền Miền Bắc hồi đó: "Giải
phóng Miền Nam để bảo vệ Miền Bắc" và để "thống nhất đất nước".
Và họ đã thắng, 30-4-1975. Chiến thắng với mục tiêu đạt được là ĐỘC LẬP DÂN TỘC
và THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, Miền Bắc đã biện minh được tất cả những sai lầm, tội ác
(tổn thất của quân đội, nhân dân hai Miền -- VNCH. và VNDCCH....).
GHI CHÚ QUAN TRỌNG:
Chỉ sợ phương châm machiavelisme "Cứu cánh [tốt] biện minh cho phương tiện
[xấu]" trở thành chiêu bài để tha hồ sát phạt, bắt bớ, tù đày và hiếu
chiến...
T.X.A.
23-9 HB14 (2014)
23 Tháng 9 lúc 16:50
Mở rộng ý tưởng từ
bài viết ngắn:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1465661527041127
6
CÓ LẼ TÔI HƠI HỮU
KHUYNH CHĂNG?
TRAO ĐỔI VỚI MỘT
THÀNH VIÊN FACEBOOK
(K/g anh Lê Kim Lực)
"Chân lí thuộc
về kẻ mạnh" và chủ nghĩa Machiavel chỉ thực hiện được (một cách bá đạo!)
trong thời đại mỗi xứ, mỗi nước là một cõi cô lập hay gần như thế, và dưới chế
độ phong kiến, cộng hòa cổ trung đại. Thời của chúng ta, cao trào dân chủ đã
phát triển rộng khắp trên toàn thế giới, kể cả các nước quân chủ lập hiến. Gần
đây, lại bùng nổ cách mạng thông tin. Do đó, chúng ta phải tranh thủ lấy những
thuận lợi mà thời xa xưa hay cận đại không thể có, để nhân dân độc lập, tự do,
dân chủ hơn, cụ thể là nghe, đọc, xem, thấy, thực hiện những điều đúng, chân
thực hơn. Không nên so sánh thời của chúng ta với thời cổ trung đại, cận đại,
ngay cả những thập niên "đóng cửa", bị cấm vận trước 1991, 1995. So
sánh như thế là không tốt, thêm thiệt thòi cho hiện tại.
Con người có khả năng
tiếp thu theo kiểu "đi tắt, đón đầu" (trong khoa học kĩ thuật cũng
như dân chủ). Vả lại, VN đã có truyền thống văn hiến mấy ngàn năm, tiềm tàng
tính dân chủ, nữ quyền... So sánh với các nước đồng văn như Hàn quốc, Nhật Bản
(cùng chữ vuông như chữ Nôm của ta) thì thấy rõ. So sánh với các nước cũng ảnh
hưởng văn hóa Ấn như Thái Lan, Indonesia... cũng thấy rõ.
Tôi mạn phép nhận xét
về các lời bàn luận của anh: Hơi bảo thủ, biện minh cho chuyên chính toàn trị
kiểu Trung Cộng (Trung Quốc)...
Nói thêm: Ở Miền Nam,
quen với 21 năm dân chủ, ít ra là từ sau khi truất phế chế độ độc tài, gia đình
trị họ Ngô (Ngô Đình Diệm), nên ... chịu không nổi...
T.X.A.
24-9 HB14
7
TƯ LIỆU:
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT,
HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP ĐỂ NẮM VỮNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM (thuận lợi trong việc
tuyển quân và dân công)
VỚI MỤC ĐÍCH CHUẨN BỊ
TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY Ở MIỀN NAM VIỆT NAM NGAY TỪ 1956
Với các nhà thơ khác
ở Miền Bắc, tôi không dám cả quyết, nhưng với Tố Hữu, tôi có thể đoan chắc là
thơ ông ít nhiều đều phản ánh chủ trương chính trị, kinh tế, quân sự và các
lĩnh vực khác của Đảng Lao động Việt Nam. Đọc bài thơ "Trên miền Bắc mùa
xuân" trong âm hưởng chưa vơi của những thông tin sôi trào trên báo chí,
mạng vi tính liên thông toàn cầu về cải cách ruộng đất 1946-1957, hẳn chúng ta
sẽ thấy rõ: Cải cách ruộng đất và bước đầu hợp tác hóa nông nghiệp còn có một
mục đích là nắm vững nguồn sản xuất lương thực (thuận lợi trong việc tuyển quân
và dân công) để chuẩn bị tấn công và thúc đẩy nổi dậy ở Miền Nam Việt Nam. Xin
nhớ bài thơ này Tố Hữu viết vào ngày 05 tháng 02-1956.
-------------------------
TRÊN MIỀN BẮC MÙA
XUÂN -- TỐ HỮU
-------------------------
... "Bà con đi
đâu vậy
Vui hơn cả hội hè?
Trống đánh cờ bay dậy
Sôi sục khắp đồng
quê.
Đi đi ra trường đấu
Quật địa chủ cường
hào!
Ruộng đất, ta làm chủ
Chấp chới đỏ cờ
sao"...
...."Trên đường
sắt, chuyến tàu trưa hối hả
Chạy về Nam. Như một
đạo quân
Chuyển rầm rầm trên
miền Bắc mùa xuân".
5-2-1956
-----------------------------------------------
-----------------------------------------------
Trọn bài:
TRÊN MIỀN BẮC MÙA
XUÂN
Tôi chạy trên miền
Bắc
Hớn hở giữa mùa xuân
Rạo rực muôn màu sắc
Náo nức muôn bàn
chân.
Đường nhựa dài óng ả
Đồng chiêm mạ xanh
rờn
Ga mới hồng đôi má
Cầu mới thơm mùi sơn.
Bà con đi đâu vậy
Vui hơn cả hội hè?
Trống đánh cờ bay dậy
Sôi sục khắp đồng
quê.
Đi đi ra trường đấu
Quật địa chủ cường
hào!
Ruộng đất, ta làm chủ
Chấp chới đỏ cờ sao.
Đi đi ra chống hạn
Thay trời, ta làm mưa
Vui sao tiếng nước
lên đồng cạn
Vui sao tiếng hát
trên đồng bừa!
Tôi đi dưới nắng trưa
Mùa xuân ấm áp
Nghe hơi thở của đồng
quê mập mạp
Bãi phù sa xanh mượt
ngô non
Những đàn trâu Việt
Bắc béo tròn
Đủng đỉnh về xuôi quê
hương mới lạ
Rực rỡ những làng
vàng tươi mái rạ
Gạch mới nung, đá
trắng chất bên đường
Khói lò bay quanh
những phố phường
Sắt sáng chói những
bể dầu xưởng máy
Và trường học đã mọc
lên từng dãy…
Sướng vui thay, miền
Bắc của ta
Cuộc sống tưng bừng
đổi sắc thay da
Ta nghe rõ: Mỗi giờ
mỗi phút
Cả đất nước đang tiến
lên vùn vụt
Như cỗ xe trăm mã lực
khổng lồ
Mà bàn tay thần diệu
của Bác Hồ
Cầm chắc lái, bay
trên đường vạn dặm
Đường gai góc đang nở
đầy hoa thắm…
Giữa mùa xuân vững
bước tới tương lai
Tôi vui đi, mê mải…
một hai
Giật mình nghe tiếng
còi dài gióng giả
Trên đường sắt,
chuyến tàu trưa hối hả
Chạy về Nam. Như một
đạo quân
Chuyển rầm rầm trên
miền Bắc mùa xuân.
5-2-1956
TỐ HỮU
Trần Xuân An Cảm ơn
bạn Thanh Hung Nguyen ... . T/g bạn Ngô Vưu, bạn Nguyễn Chiến...
24 Tháng 9 lúc 10:34
· Đã được chỉnh sửa · Thích · 1
Trần Xuân An Bình cái
ni cho dzui đi bạn Ngô Vưu !
24 Tháng 9 lúc 13:36
· Thích
Lanhx Tran Van tuc là
nguoi!
24 Tháng 9 lúc 13:50
· Thích
Trần Xuân An Hồi đó
(1954-1975) ở Miền Bắc rất hiếm radio (đài bán dẫn) và cũng không có phương
tiện thông tin đại chúng nào ngoài báo chí, phát thanh, truyền thanh của Nhà
nước, nên những bài thơ như thế này cứ ngâm đi ngâm lại, đọc mãi đọc hoài...
thì quả thật nó cũng làm thay đổi nhãn quan của nhân dân, kể cả trí thức ngoài
Bắc, cho dù họ tận mắt nhìn thấy, hiểu rõ thực trạng oan sai trong đấu tố, lại
dầy rẫy cố vấn Trung Quốc chỉ đạo trực tiếp... Phải rứa không hè?
24 Tháng 9 lúc 14:17
· Thích · 1
Trần Xuân An "Đi đi ra trường đấu / Quật địa chủ cường hào! / Ruộng
đất, ta làm chủ"... Rõ là đấu tố, quật ngã ĐỊA CHỦ, CƯỜNG HÀO, chứ không
phải Việt gian (không phải "Đi đi ra trường đấu / Quật Việt gian địa,
hào!"), và mục đích để tịch thu nhà cửa, ruộng đất chia cho bần nông, sau
đó lấy lại, để trở thành tài sản sở hữu tập thể; đồng thời đánh đổ các chức sắc
thôn làng như chánh tổng, lí trưởng, quan chức phong kiến hưu trí... Cho nên, cứ
ĐỊA CHỦ, CƯỜNG HÀO là bị đấu, mặc dù không phải địa chủ, cường hào làm Việt
gian.