THẦM
NIỆM Ở “ĐẠI LỘ
KINH HOÀNG 1972”
Trần
Xuân An
còn
chi, da thịt mịt mờ
tan vào
cát bụi! Xương khô dáng quằn
áo nào
bền cũng se quăn
đế giày
quai dép, rạn, hằn nắng mưa
lẫn
xen, oằn gióng, gãy bừa
xác xe
cháy khét ngỡ chưa nhạt mùi
đạn còn
ngòi nổ, cát vùi
bao đe
doạ giữa ngậm ngùi tha ma
kinh
hoàng Đường Một quê nhà
thành
đường máu, ngập máu oà, thây trôi
chín
cây số, ngót năm trời
hoá
đường nhận cốt, hòm ngời lửa nhang
nâu lam
quanh cà sa vàng
kinh
trầm siêu thoát mấy ngàn hương linh
bồ tát
giữa ta với mình
vẫn
trầm mặc tượng, tâm bình lặng nghe
sử nay
Đường Máu đỏ nhoè
(địa
chí xưa, Khe Nước Chè, hoài tươi) (*)
thơ
thầm niệm, mặn bờ môi
chuông
chùa ngân vọng, mình ngồi bên ta.
T.X.A.
14 :00
– 17 :29, 02-11 HB14 (2014)
www.tranxuanan-writer.net
www.txawriter.wordpress.com
www.facebook.com/tranxuanan.writer
(*) Khe
Nước Chè, một địa danh ở Diên Sanh - phía gần kề làng Mai Đàn -, thuộc huyện Hải Lăng, Quảng Trị,
trong "Đại Nam nhất thống chí"
của Quốc sử quán triều Nguyễn, được ghi là "Trà
Thuỷ Khê". Khe Nước Chè kề sát ngay một bên "Đại lộ kinh hoàng 1972".
T/g bạn Ngô Vưu :
Lưu ý: Riêng ở Đại lộ kinh
hoàng: “Chỉ riêng số xác tìm được phải trên 5-6 nghìn”!
Trích nguyên văn bài báo có dẫn trực tiếp lời hai vị hòa thượng:
1) “… Hòa thượng Thích Thanh San, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo
hội Phật giáo VN, Trưởng Ban Tổ chức lễ, phát biểu: “Buổi lễ cầu siêu hôm nay
góp phần làm các anh linh được siêu thoát tịnh độ, làm nguôi đi những nỗi day dứt
cho những người còn sống...”. […]
2) “… Hòa thượng Thích Chánh Liêm, Trưởng ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Trị,
cho biết năm 1972, trận chiến ở Quảng Trị đã làm hàng chục nghìn người chết,
con đường quốc lộ đoạn qua Hải Lăng bấy giờ được gọi là "đại lộ kinh
hoàng", người chết la liệt. Tháng 8/1973, tại đây đã diễn ra một lễ đại cầu
siêu kéo dài 7 ngày 7 đêm. Hơn 3.000 tăng ni và hàng nghìn phật tử đã về đó tìm
xác, chôn cất người chết. Chỉ riêng số xác tìm được phải trên 5-6 nghìn. Tất cả
đều được chôn cất đàng hoàng và được làm lễ cầu an sinh linh. Bây giờ đi trên
quốc lộ 1A, qua đó vẫn thấy Đài Địa Tạng lưu giữ dấu ấn về đại lễ cầu siêu năm
đó….”.
(Theo báo Lao Động, báo Người Lao Động)
Nguồn báo điện tử:
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cau-sieu-cho-cac-liet-si-tai-nghia-trang-truong-son-2035909.html
3) Trên mạng vi tính toàn cầu (vào Google search), có một chùm bài kí sự – hồi ức của các nhà báo thuộc nhật báo Sóng Thần (một tờ báo tại Miền Nam Việt Nam, trước 1975), được viết vào năm 2009, về “Đại lộ kinh hoàng” 1972. Đó là các kí giả: Giao Chỉ, Ngy Thanh, Trùng Dương (cũng chính là nhà văn nữ Trùng Dương) và Nguyễn Kinh Châu (ông Châu hiện ở Bình Thạnh, TP.HCM., kể lại, và do Ngy Thanh ghi lại từ điện thoại). Theo đó, số xác nạn nhân chết trên Đại lộ kinh hoàng mà Tòa soạn báo Sóng Thần tổ chức thu nhặt, mai táng là 1.841 (một ngàn tám trăm bốn mươi mốt) xác. Mồ chôn những xác chưa được thân nhân nhận là ở vị trí phía sau trường tiểu học Phong Nguyên (bên trong cầu Mỹ Chánh, phía bờ nam). Đài tượng Bồ tát Địa Tạng cũng do nhật báo Sóng Thần xây dựng. Còn cái tên “Đại lộ kinh hoàng” là do nhan đề một bài báo của chính Ngy Thanh (kí giả báo Sóng Thần).
Đây là thông tin bổ túc, và phối kiểm, cho thông tin trên các báo chính thống trong nước đã ghi lại bên trên, (1) & (2).
Sơ bộ, có thể nói như thế này: Sau khi nhặt xác đồng bào (3 đợt đầu tiên, trong 7 tháng, kể từ tháng 7-1972 đến tháng 01-1973), nhật báo Sóng Thần dựng tượng Địa Tạng; và Tỉnh giáo hội Phật giáo Quảng Trị tổ chức nhặt xác còn lại (xa mặt đường quốc lộ) để mai táng trong các đợt tiếp sau đó, rồi làm lễ cầu siêu, vào tháng 8 năm 1973.
4) Trích nguyên văn: “Ngày 30-4-1972: Có tin tướng Giai xin trực thăng để chuồn. 14 giờ 30 phút có trực thăng hạ cánh. Lệnh bắn đoạn 318.
Đài quan sát của Đại đội 5 ở điểm cao 132 chỉ huy bắn vào La Vang, Tích Tường, sau đánh địch co cụm rút chạy từ Quảng Trị tới bắc Hải Lăng. Có tin địch ở La Vang, Tích Tường chuẩn bị tháo chạy. Tiểu đoàn tập trung đánh địch tháo chạy. Địch thả bom bi ngay khu hàng rào căn cứ Ái Tử, chứng tỏ chúng bỏ Ái Tử. Chúng thâm độc bỏ bom bi nổ chậm để diệt sinh lực ta.
Ngày 3-5-1972: Xe cụm 3 hậu cần đã tiếp đạn vào tận Động Ông Do. Máy bay địch vẫn lồng lộn đánh bom vào trận địa pháo 105mm của 368 ở chân điểm cao Động Ông Do.
Đại đội 5 trụ chắc ở trận địa bên bờ sông Thạch Hãn hai mươi tám ngày đêm chi viện Trung đoàn 3 bộ binh củng cố khu vực đã chiếm dọc sông Mỹ Chánh từ Tân Điền tới Hải Lăng, chặn đứng được nhiều đợt phản kích và là hỏa lực bảo vệ cạnh sườn cho bộ binh ở điểm cao 35, Mỹ Chánh, Phổ Trạch, được bộ binh tin tưởng.
Ngọn cờ chiến dịch đã phấp phới tung bay ở cầu Mỹ Chánh, kết thúc đợt 2 chiến dịch thắng lợi to lớn. Mục tiêu của Bộ chỉ huy chiến dịch phấn đấu giải phóng hoàn toàn Quảng Trị trong tháng 6, vậy mà mới ngày 3-5 đã hoàn thành…
Sau này, đồng chí Nguyễn Quý Hải dù mang trên mình những vết thương mà mỗi khi trái gió trở trời khiến ông đau nhức vẫn trở lại trường Sĩ quan Pháo binh tiếp tục công tác giảng dạy của mình. Kinh qua nhiều vị trí trong quân đội, khi về nghỉ hưu với quân hàm đại tá, ông vẫn tiếp tục làm việc không ngừng. Lần gặp gần đây nhất ông khoe tháng 9 này sẽ cùng các CCB Đoàn Bông Lau về thăm Quảng Trị-nơi ghi dấu một thời hoa lửa của ông và đồng đội.
Bích Trang (biên soạn) theo Nhật ký của Đại tá Nguyễn Quý Hải, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Pháo binh 38 (Đoàn Bông Lau)